HUỲNH BẢO TUÂN

QUẢN LÝ TRI THỨC TRONG Y TẾ.

Nhân dịp anh Hồ Mạnh Tường  bàn về vụ quản lý nhân sự trong y tế. Mạn phép chia sẻ đôi điều về quản lý nhân sự trên nền của quản lý tri thức.

Trước tiên, khoan hãy bàn đến câu chuyện công – tư tranh giành nguồn nhân lực chất lượng cao, và các rào cản (hành chính) mà bv công đang dựng lên để hạn chế chảy máu chất xám. Mà ta cần bàn là làm cách nào để một tổ chức y tế phát triển và cạnh tranh được cho dù đó là công hay tư.
Những quan sát
– Y tế là lĩnh vực dịch vụ thâm dụng tri thức (Knowledge intensive service – KIS) – tạo ra giá trị dịch vụ bằng tri thức. Tri thức của tổ chức y tế nào nhiều hơn thì tổ chức đó có nhiều LỢI THẾ CẠNH TRANH hơn. Lưu ý từ khóa TRI THỨC CỦA TỔ CHỨC, và CẠNH TRANH BẰNG TRI THỨC.
– Một bệnh viện (hay phòng khám) lệ thuộc vào chuyên gia giỏi ở hai khía cạnh: thu hút bệnh nhân bởi thương hiệu cá nhân chuyên gia và tri thức của họ (năng lực chuyên môn). Do đó công tác nhân sự đặt trong tâm vào việc thu hút và giữ chân nhân tài (talent management).
Những thách thức
– Tri thức của cá nhân chưa chắc trở thành tri thức của tổ chức. Lưu ý, cái bạn cần là TRI THỨC CỦA TỔ CHỨC để tạo năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Do đó, bạn có nhiều người tài chưa chắc bạn cạnh tranh giỏi ở dài hạn, mà chỉ là bạn mới có năng lực cạnh tranh tạm bợ dựa trên uy tín của 1 vài cá nhân nào đó. Nếu bạn không biết cách chuyển tri thức của cá nhân thành tri thức của tổ chức. Nghĩa là bạn lệ thuộc vào một vài cá nhân trong dài hạn.
– Sự dao động của tri thức gây ra bởi của một vài cá nhân có khả năng tác động mạnh mẽ vào tri thức của tổ chức dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh.
– Người tài ra đi có cả lý do tiêu cực (thu nhập, mâu thuẫn…) và lý do tích cực (đi học, tìm kiếm cơ hội mới, thách thức mới…), và đôi khi rất bất định, không tiên đoán được. Do đó để ngăn chặn dao động tri thức của tổ chức, Quản lý tri thức – Knowledge management là câu chuyện phải tính đến nếu muốn một bệnh viện phát triển bền vững.
Mục tiêu của quản lý tri thức tạo tạo sinh tri thức cho tổ chức một cách bền vững (Sustainable Organization Knowledge Creative). Một tổ chức trong quá trình phát triển tạo ra rất nhiều tri thức – đó là một tài sản vô hình (intangible asset) cho tổ chức và nó có quan hệ mật thiết với tài sản thương hiệu (brand asset) trong bối cảnh của KIS. Nhưng nếu nó không được hệ thống hóa, tích lũy, kế thừa và tạo sinh cái mới thì tài sản tri thức sẽ hao mòn và tài sản thương hiệu cũng hao mòn.
Trong quá khứ, bệnh viên công có một hệ thống tạo sinh tri thức khá tốt. Vì một thời gian rất dài, nguồn lực xã hội đầu tư cho việc tạo dựng tri thức của các bệnh viện công là vô cùng lớn. Đó là một lợi thế. Tuy nhiên, trong tương lai khi nguồn lực đầu tư của xã hội giảm dần (cái này là chắc chắn). Nếu họ không thay đổi cách thức quản trị, họ chỉ có thể sống nhờ hào quang trong quá khứ. Và thực tế, nhiều bệnh viện công đã bắt đầu “ăn vào tương lai”, một thời gian ngắn nữa việc tạo sinh tri thức trong bệnh viện công sẽ giảm dần. Với những cơ chế không phù hợp, và cách thức quản trị tạo sự ức chế. BV công chỉ có thể có được “thể xác”, chứ không kích thích được bộ não con người làm việc, do đó tri thức không được sinh ra. Hoặc có sinh ra cũng không thể chia sẽ để cộng não tạo ra tri thức mới cho tổ chức.
Đối với bệnh viện tư. Nếu biết cách, với cơ chế linh hoạt, bệnh viện tư có thể bồi tụ tri thức nhanh hơn bệnh viện công. Những việc cần phải suy nghĩ lúc này:
– Làm sao để một tổ chức có xuất phát điểm (tri thức) thấp có thể nhanh chóng bắt kịp những tổ chức lâu đời với một chi phí chịu đựng được.
– Làm sao để hệ thống hóa hệ thống tri thức của tổ chức và rút ngắn khoảng cách tri thức của những con người trong một tổ chức. Và làm sao phải tăng tốc được quá trình này (thời gian không chờ ta, đối thủ cạnh tranh không chờ ta).
– Làm sao để thúc đẩy quá trình tạo sinh tri thức để liên tục tạo ra tri thức mới cho tổ chức để duy trì lợi thế cạnh tranh.
– Thu hút người tài là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là làm sao để tri thức của người tài đóng góp vào tri thức của tổ chức. Cho dù người tài có ra đi, nhưng tri thức của họ phải ở lại.
– Người tài thì chổ nào cũng thu hút, không riêng gì ta. Vậy liệu khi ta hút không nổi (không có vốn mạnh), ta có cách nào khác để tạo sinh tri thức cho tổ chức không.
– Trong các bệnh viện hiện nay có nhiều hoạt động như CME, workshop, cử người đi đào tạo, trao đổi chuyên gia…thậm chí có nhiều bệnh viện có cả một trung tâm đào tạo. Tuy nhiên đó chỉ là 1 phần trong quản trị tri thức, chưa đủ thành một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp và có chiến lược. Và đặc biệt là tri thức chỉ ở trong đầu của chuyên gia, nó không trở thành tri thức của tổ chức.
LỜI KẾT
Sự phát triển của một tổ chức y tế phụ thuộc vào quá trình quản trị tri thức hiệu quả. Và cách tốt nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh là LIÊN TỤC TẠO SINH TRI THỨC, chứ không phài là tìm cách ngăn chặn thất thoát tri thức. Bởi có chặn cũng không được, và nhiều khi ngồi tính chuyện chặn còn mất thời gian và chi phí nhiều hơn. Cũng như câu chuyện chống hàng giả hàng nhái vậy, cách tốt nhất là phát triển nhanh các sản phẩm mới chứ không phải là ngồi đó đi tìm cách chống hàng giả hàng nhái (vô phương).
Tương tư như ở các tập đoàn đa quốc gia, người tài rất nhiều (đương nhiên) nhưng đi ra đi vào cũng rất nhiều. NHƯNG họ vẫn phát triển bền vững và không lệ thuộc quá sâu vào ai. Có nhiều “chiêu thức” thú vị ở các tập đoàn đa quốc gia mà chúng ta cần học tập cách làm của họ.
Tương lai của y tế VN là ở BV tư. Hiện BV tư chỉ có khoảng 5-7% thị phần với hơn 200 bệnh viện. Khả năng BV tư có 30-40% thị phần là điều mà xã hội muốn thấy.
Hợp tác công – tư là con đường cộng sinh tri thức khôn ngoan nhất. Và chia lại miếng bánh hợp lý nhất để tất cả cùng thắng. Nếu chỉ ngồi tính chuyện chiến với nhau, cuối cùng miếng bánh rơi vào hết các tập đoàn y tế nước ngoài. Trong kinh doanh, có cạnh tranh, có hợp tác là vậy. Đôi khi, để phát triển, kẻ thù (trong quá khứ) cũng phải hợp tác. Vì vậy mới có câu “không có kẻ thù nào là vĩnh viễn”.
Tôi muốn chia sẻ điều này, vì không muốn thấy y tế đi vào vết xe đổ của nền kinh tế VN ở các ngành công nghiệp khác. Công tư chiến nhau, tư-tư, công – công, không hợp tác…cuối cùng tất cả đã rơi vào tay nước ngoài. Bây giờ mới cuốn cuồng chống đỡ. Muộn rồi !

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *