HUỲNH BẢO TUÂN

TRIẾT LÝ CỦA LEAN (LEAN PHILOSOPHY).

Lean khởi đầu từ Toyoda như là một cách suy nghĩ để làm một việc gì đó “the way of thinking for doing something”, được phát triển bởi Kiichiro Toyoda và các công sự, những người đã đưa Toyoda từ một công ty dệt thành một tập đoàn ôtô số 1 thế giới – Toyota. Hệ thống các “the way of thinking” đó dần được hoàn thiện để trở thành một Hệ thống sản xuất mang màu cờ sắc áo Toyota (TPS – Toyota Production System). Trong hơn 70 năm tiếp theo, giới học giả năm châu đã nâng Lean trở thành một Hệ thống triết lý về Quản trị ( Lean Philosophy) có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay. Lý do Lean được ưu chuộng là bởi nó đã tiên tri được những thay đổi của bối cảnh kinh doanh mang tính bất định (uncertainty) mà một hệ thống quản trị buộc phải thích ứng nếu muốn tồn tại. Nếu quay ngược thời gian ở thập niên 80 thế kỷ trước, thì chúng ta càng thấy rõ những nhà tư tưởng của Lean có một tầm nhìn thông tuệ cho những gì sẽ diễn ra ở thời điểm 50 năm sau.

Triết lý của Lean ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy (Mindset), tư tưởng (Throught) và văn hóa (Culture) của một doanh nghiệp, từ đó dẫn dắt hành vi, thói quen, chuẩn mực, cách con người ta ngồi lại làm việc với nhau một cách rất vô hình, mặc định, ngầm hiểu, quy ước, mà đôi khi không cần phải dùng văn bản để quy định.

Sau đây là một vài triết lý của Lean.

  1. Khách hàng luôn là điểm tựa cho mọi điểm tựa khi giải quyết tất cả các vấn đề trong kinh doanh (customer centricity). Kinh doanh rối ren là chuyện thường tình, phần thưởng sẽ đến cho ai biết nhìn ra nút thắt và gỡ nút thắt thông minh hơn người khác. Nhìn ra một tập hợp những mẫu hình mới gây tắc nghẽn, hay nhìn ra những mẫu hình mới cho khai thông sớm hơn người khác, sẽ là người vượt lên trong kinh doanh nhờ những mô thức mới đột phá, mở ra một cục diện mới. Nhìn ra các mô thức (pattern thinking) và khái quát hóa các mô thức (conceptual thinking), là hai cấu hình quan trọng cho tư duy đột phá (breakthrough thinking) (xin lưu ý, tư duy đột phá không phải là nghĩ liều, nghĩ càn).
  2. Giảm nguồn lực vào những việc không tạo ra giá trị (non-value added) thì sẽ có nhiều nguồn lực hơn cho cho việc tạo ra giá trị (value added). Đồng nghĩa làm nhiều việc tạo ra giá trị hơn mà không phải gia tăng nguồn lực hiện có. Đó là tư duy phi tuyến tính (non-linear thinking). Thông thường, tư duy thường gặp ở các tổ chức là tư duy tuyến tính (linear thinking): muốn tạo ra nhiều giá trị hơn phải tốn nhiều nguồn lực hơn. Đó là cách nghĩ dẫn đến một sự bế tắt. Cách nghĩ nào không giúp giải quyết được vấn đề, thì đừng dùng cách nghĩ đó nữa, nên dùng cách nghĩ khác. Suy nghĩ không tốn tiền, và cũng không ai bắt nhốt được suy nghĩ, ngoại trừ chính mình tự nhốt mình vào bế tắt.
  3. Suy nghĩ một cách có hệ thống (system thinking), nhìn rừng trước khi nhìn cây. Nhìn ra đâu là điểm tới hạn (critical points), đâu là điểm nghẽn của hệ thống (bottleneck), để từ đó cải thiện hiệu quả vận hành của hệ thống một cách tập trung (focused improve system performance), một cách đơn giản đầy bất ngờ (make it simple but significant).
  4. Lớn thì cồng kềnh khó xoay trở, nhỏ thì linh hoạt và dễ thích nghi. Cho nên, trong bối cảnh bất định và sự đổi mới mang tính chất đột phá hủy diệt (disruptive innovation) thì nhiều cái nhỏ sẽ hay hơn ít cái lớn (small is beautiful). Nhìn ra nhiều cái nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng sẽ giúp gầy dựng những năng lực cho sự trường tồn, hơn là tập trung vào những cái lớn tiêu tốn nguồn lực nhưng rất dễ bị hủy diệt.

Tương lai của doanh nghiệp sẽ là một mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, liên kết với nhau bằng một thỏa ước cộng sinh và một nguyên tắc tự hủy diệt. Chết không phải là hết, chết là sự khởi đầu cho một cái mới, cho nên trong mạng lưới này, sinh và diệt như là một sự luân hồi. Trong các mạng lưới cần có tác nhân đứng ra liên kết các phần tử và xây dựng các quy ước cho cuộc chơi.

Kinh doanh trong tương lai, để trường tồn bạn không thể không tham gia vào một mạng lưới, bạn không thể làm gì đó 1 mình, càng không thể tự lớn một mình. Bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 vai: là (một hoặc nhiều) phần tử trong một mạng lưới hoặc là tác nhân kiến tạo nên mạng lưới. Nhiều cái nhỏ sẽ là lớn, sức ảnh hưởng, sức chi phối lớn, mà không nhất thiết là lớn xác.

Chúc thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *