HUỲNH BẢO TUÂN

MINDFULNESS LÀ NGỪNG PHÁN XÉT

Chậm lại chút, lùi ra xa một chút, có thể sự việc sẽ khác. Sự phán xét chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc chớp nhoáng, nó được vận hành bởi một tổ hợp mạng nơron với hàng trăm triệu kết nối đã được bộ não học tập kết nối thành mạng lưới qua hàng ngàn bài học trong quá khứ.
Nó cũng giống như khi bạn thấy hình ảnh con chó ngoạm cổ con cừu, ngay lập tức hệ thống suy diễn thông qua mạng lưới nơron được kích hoạt và cho ra ngay kết luận ác quá, thương quá, tội nghiệp quá…đó là một cơ chế đã giúp con người tồn tại qua hàng ngàn năm, nhanh chóng nhận ra sự bất lợi và phản xạ tức thì, đó là cơ chế giống như shock phản vệ, tiếc rằng sự phản ứng quá mức này lại gây chết người.
Cuộc sống hiện đại, bùng nổ thông tin, mọi thứ diễn ra rất nhanh, vô tình dẫn con người vào cơ chế của shock phản vệ nhiều hơn, nghĩa là gia tăng thói quen phán xét, từ đó dẫn đến sai lầm nhiều hơn.
Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ marketing của các nhãn hàng, ngày đêm gia tăng sự quyết định của con người dựa trên sự phán xét. Thấy cô gái tóc có gàu phán ở dơ nên phải mua dầu gội trị gàu. Thấy ông đàn ông mặc áo vàng nách phán bầy hầy nên phải mua đồ lăn nách. Thấy đứa nhỏ hỏi không hiểu phán đồ ngu nên phải mua sữa tăng IQ…
Một sự lo ngại không nhỏ khi các lập trình viên đang ngày đêm khai phá các giải thuật học tập kiểu phán xét này của bộ não để dạy cho các cổ máy khổng lồ trên toàn cầu thu thập hỗ lốn các đóng dữ liệu khổng lổ rồi ra sức phán xét. Người ta gọi đó là AI. Và các công ty đầu tư cho các giải thuật này đang ra sức PR thần thánh cho các cổ máy như Chat GPT. Thay thế con người trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp được hay không thì chưa biết. Dẫn dắt con người vào những quyết định phán xét đầy u mê hơn là chắc chắn nếu như nó lọt vào tay các nhà kinh doanh dựa trên hành vi thiếu kiểm soát của con người.
Trước những thách thức của trí tuệ máy móc cạnh tranh định hình, uốn nắn trí tuệ và hành vi con người. Không còn con đường nào khác. Con người phải thực hành chánh niệm, bằng một việc cực kỳ đơn giản là DỪNG PHÁN XÉT, chậm lại một chút, suy xét lại một chút, hít một hơi thật sâu trước khi quyết định làm cái gì đó. Từ từ bộ não sẽ học lại những mô thức mới, xóa dần những mô thức cũ. Đồng nghĩa chúng ta sẽ có cơ hội nhận ra tốt hơn những cạn bẫy phán xét do trí tuệ máy móc cài cắm nếu có. Nghĩa là chúng ta sẽ ít bị sai lầm hơn trước sự lợi dụng trí tuệ máy móc của trí tuệ con người.
Chúc thực hành Chánh niệm thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *