HUỲNH BẢO TUÂN

KHI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỞ NÊN SÁT PHẠT VÀ XÔI THỊT

Nhiều người bảo thời bao cấp sống khổ nhưng vui, tình người. Thời nay nhiều tiền hơn nhưng sống sát phạt và xôi thịt.
Trường đại học thời nay cũng y chang vậy. Khi đồng tiền dẫn dắt cuộc chơi thì đồng tiền sẽ sai khiến con người, và đồng tiền sẽ là tối thượng. Vấn đề là tiền nhiều có tạo ra nhiều tri thức hơn không?
Câu trả lời là không! điều này quá nhiều nghiên cứu trong quản trị đã chỉ ra, tiếc rằng người ta không thèm đọc, hoặc chưa bao giờ xem nó ra gì! Người ta chỉ thèm làm lãnh đạo chứ người ta không mặn mà gì tri thức cả.
Trong môi trường đòi hỏi sự sản sinh tri thức liên tục, khi chúng ta dùng đồng tiền như là cây gậy và củ cà rốt, như là mồi nhử, anh chỉ nhận được rất nhiều sự gian dối, thủ đoạn, lừa đảo,…và anh phải tốn rất nhiều chi phí để đi …phát hiện lừa đảo, và dối trá ngày càng tinh vi và tinh vi hơn mà thôi.
Thói quen khoán 10 trong nông nghiệp từ thời bao cấp đã ăn sâu vào não trạng của nhiều nhà lãnh đạo. Thứ gì cũng khoán, khoán bài báo, khoán dự toán, khoán thành tích. Thế gian này không gì dễ bằng ngồi khoán, ngồi chia tiền. Ai làm ra tiền kệ nó, tôi chia tiền là giỏi nhất! Nên thế gian ai cũng muốn phấn đấu làm cái thằng chia tiền và phát tiền, còn tiền đâu ra để phát không phải là chuyện của tôi.
Vậy, môi trường sản sinh tri thức cần gì? Khoa học thần kinh và não bộ đã có hàng ngàn nghiên cứu về chuyện này, tri thức ở đâu ra, sáng tạo ở đâu ra, phát minh ở đâu ra. Dạ thưa, đó là một môi trường văn hóa cởi mở, chia sẻ, khuyến khích sự cộng tác, liên kết đồng tạo sinh tri thức, …. tri thức càng ngày càng không phải do một người tạo ra nữa, nó đòi hỏi một nhóm, một tổ chức, một hệ sinh thái.
Khoán: “treo củ cà rốt” là công cụ bẻ nát hệ sinh thái tri thức nhanh nhất, nó thúc đẩy sự ích kỷ, trộm cắp, ranh ma, thủ đoạn đạp đổ giành giựt để đạt được lợi ích cá nhân nhiều nhất, nhanh nhất. Nói nôm ma, nó làm cho con người ta trở nên khốn nạt hơn bao giờ hết một cách nhanh nhất.
Càng khát khao thành tích (để báo cáo lên chức, hay để hút được nhiều tiền tài trợ) con người ta càng nóng vội dùng cây gậy và củ cà rốt, thay vì dày công thiết kế một hệ sinh thái cho khoa học công nghệ. Tiếc rằng, ai cũng có một nhiệm kỳ 4-5 năm. Chả ai dày công làm gì…cho thằng khác hưởng, thế là xã hội tri thức ngày càng thối nát vì cái bệnh thành tích để lên chức, để được rót tiền…
Tiền là con giao hai lưỡi trong khoa học và công nghệ. Dùng tiền không đúng chỉ có nát và nát, chứ chả có thành tựu gì cả. Do đó, các quỹ tài trợ trong nghiên cứu ngày càng rất chuyên nghiệp, càng xôi thịt càng không thu hút được đồng bạc nào, mà người ta càng tránh xa, đừng tưởng người ta không biết nha!
Chúc thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *