HUỲNH BẢO TUÂN

NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI (CORE PROBLEM) CỦA TỔ CHỨC

Vấn đề gốc rễ, cốt lõi của chúng ta là gì?

Buổi thảo luận về chiến lược trở nên trầm lặng khi các thành viên chủ chốt được người dẫn dắt đặt một câu hỏi mang tính rối rắm. Bạn mất bao lâu để suy nghĩ, hệ thống hóa, và rút ra được thế nào là vấn đề gốc rễ cần tập trung giải quyết trong tổ chức của mình. Vị trí càng cao, vấn đề càng mờ và rối (wicked). Và chỉ cần bạn dành sự tập trung sai chỗ, tổ chức của bạn có thể sẽ game over, vì nguồn lực sẽ bị hoang phí ở mức cao nhất.

Sau đây là một “frame of mind” dành cho lãnh đạo cấp cao, giúp nhìn rõ hơn vấn đề gốc (cốt lõi) của tổ chức mình đang ở đâu.

Vấn đề liên quan đến việc hiểu cho đúng cái gì là giá trị cho khách hàng

Nghịch lý là ngồi vị trí càng cao chúng ta càng xa khách hàng, gần hơn với các báo cáo. Tuy nhiên,các báo cáo càng nhiều tầng nấc, thì lên đến bạn, không còn gì để coi, vì nó bị gọt dũa theo suy nghĩ của ai đó hết rồi. Đó là lý do vì sao bạn cần các loại báo cáo thuộc về “insight from raw data” hơn là các cấu trúc tổng hợp thống kê theo lề lối truyền thống.

Đừng bao giờ chủ quan rằng bạn đã hiểu khách hàng, hay khách hàng “chưa thay đổi gì đâu”. Hãy thay đổi cách thức tổ chức bạn tập hợp data và mining nó ngay ngày hôm nay, nếu không bạn sẽ càng ngày càng lệch so vớ kỳ vọng của khách hàng mà mình không hay. Đặc biệt là các bộ chỉ số đo lường liên quan đến khách hàng của các tổ chức hiện nay thực sự rất kém hiệu quả trong việc nhận biết thực sự khách hàng đang nghĩ gì. Ví dụ như đo sự hài lòng của khác hàng, một chỉ số đã trở nên rất vô dụng. Khách hàng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Nhiều tổ chức phá sản có chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng rất cao.

Hiểu biết nhanh hơn người khác trong sự thay đổi của khách hàng đó là một quá trình học tập tổ chức trọng yếu và cho ra những “bí quyết” trọng yếu cho tổ chức chúng ta.

Vấn đề liên quan đến năng lực của tổ chức trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng

Chúng ta biết khách hàng cần gì, nhưng chúng ta làm ra không được, hoặc làm ra không bằng người khác. Cạnh tranh trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng sẽ rất tốt cho xã hội, nhưng sẽ cho chúng ta game over chỉ cần một thời gian ngắn sơ sẩy.

Công nghệ ngày nay “phổ cập” hơn rất nhiều, dễ tiếp cận, chi phí rẻ hơn. Nên, cuộc chơi công nghệ ngày nay nằm ở chỗ chúng ta có cấu trúc được một tổ chức thích ứng được với sự thay đổi công nghệ hay không. Không một công ty nào dùng được một sơ đồ tổ chức quá năm năm trong thời đại công nghệ ngày nay. Sự thay đổi của khách hàng và công nghệ làm chúng ta phải thay đổi cách chúng ta tổ chức tổ chức của mình nhanh hơn bao giờ hết.

Rất nhiều tổ chức cho nhân viên học hành rất nhiều, nhưng năng lực tổ chức không cải thiện. Tại sao như vậy. Bởi học chí mới là bước nhỏ nhất trong quá trình hình thành năng lực. Đưa ra những mục tiêu thách thức hơn, vào lao vào để đạt được nói, mới thật sự làm ra năng lực. Bên cạnh đó cần chỉ ra mối quan hệ giữa việc chúng ta nâng cao năng lực tạo ra giá trị cho khách hàng thì thành quả chúng ta có được là gì?

Vấn đề phát triển con người đáp ứng được năng lực tạo ra giá trị khách hàng một cách vượt trội

Năng lực con người ngày nay lỗi thời rất nhanh nếu không khuyến khích được việc học tập liên tục trong tổ chức. Nó dẫn đến việc người thừa rất nhiều và người thiếu cũng rất nhiều. Từ đó gây ra xáo trộn hệ thống quản trị, hình thành các thế lực chính trị nội bộ ngày càng phức tạp. Tất cả đều có nguyên nhân gốc rễ từ sợ hãi những điều mới mẻ.

Một tổ chức không sợ học cái mới, một tổ chức háo hứng đem cái mới về chỗ mình, một tổ chức khát khao tạo ra cái mới để vượt lên trước, tạo ra một bầu không khí học hành hừng hực khí thế. Và với bầu không khí đó, không ai sợ cả, ai cũng nghĩ mình học được và làm được, từ đó mọi rắc rối về con người tự dưng biến mất.

Cách tốt nhất để giúp con người ta vượt qua sợ hãi là nắm tay họ cùng nhào vô mà làm. Làm được rồi, mọi thứ sẽ rõ hơn và tự tin hơn. Điều tồi tệ là cứ ngồi dòm hoài, dòm hết ngày này qua ngày nọ, không làm gì thì đường nào cũng chết.

“Back to basics”

Mỗi khi chúng ta gặp rắc rối. Quay lại những vấn đề cơ bản nhất. Vấn đề cơ bản của một tổ chức, là vấn đề liên quan đến con người. Rắc rối từ con người, hưng thịnh cũng do con người. Giải quyết được vấn đề con người, là giải quyết được tất cả.

Chúc thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *