HUỲNH BẢO TUÂN

KỂ CHUYỆN (STORYTELLING) WHY AND HOW?

Sự Cạnh Tranh Khốc Liệt Trong Truyền Thông Thương Hiệu

Mỗi ngày trung bình mỗi người sẽ tiếp nhận hàng ngàn thông điệp truyền thông của các nhãn hàng muốn “cài não” (top of mind) chúng ta. Sự cạnh tranh để ghi vào ký ức của con người là một sự cạnh tranh khốc liệt và cũng lắm chiêu trò. Giống như Trần Tiến từng nói: hàng ngàn người yêu em trong đó có anh, còn hai người yêu em trong đó còn anh, thằng kia rồi cũng ra đi anh thì ở lại. Ở lại cuối cùng trong tâm trí của khách hàng là một trấn chiến của marketing, và ảnh hưởng đến Brand Value một cách quyết định.
Ừ thì muốn cài não dễ thôi mà, tiền nhiều là được, cứ việc nã vào đầu từ sáng đến tối một vài thông điệp đó thì nhớ nhau suốt đời. Tuy nhiên, lấy đâu ra tiền mới là câu chuyện cần bàn, thế nên rất nhiều thương hiệu lớn mạnh xài tiền hoang phí vào những nội dung nhàm chán ngày càng nhiều. Quản trị ngân sách marketing dựa trên doanh thu là con dao hai lưỡi rất tai hại cho sự sáng tạo nội dung. Quan trọng hơn nữa là mấy anh lớn quan liêu sẽ ban cơ hội cho mấy em nhỏ sáng tạo và linh hoạt hơn.
Thế nên Makerters ngày càng có động lực nghiên cứu sâu hơn vào bộ não con người, đặc biệt là “mấy em nhỏ” đang muốn tìm cơ hội để gầy dựng cơ đồ. Vậy bộ não con người đang có những quy luật cơ bản nào, và làm sao chúng ta có thể tận dụng tốt những quy luật này.

Hiểu Bộ Não Người Để Tối Ưu Truyền Thông

Quá trình tiến hóa làm cho bộ não con người hình thành các quá trình rất đặc biệt “tiên lượng liên tục điều gì sẽ xảy ra”, đây là một quá trình thuộc về bản năng để giúp con người tránh được các mối đe dọa từ đó mới tồn tại được. Và đó cũng là lý do vì sao con người luôn suy đoán mọi thứ, đưa ra các phán đoán nhanh cho mọi thứ, luôn chực chờ câu hỏi cái gì đó sẽ xảy ra như là một phản xạ trước những tín hiệu gì đó chớm xuất hiện. Quá trình đó thành một thói quen và khi kết hợp với các định kiến trong quá khứ dễ đến đến một thói quen rất tai hại là “lướt & phán”.
Ở gốc độ rèn luyện tư duy cá nhân trong thời đại số, thời đại tạo ra “lướt thông tin như lướt ván”, lớt phớt trên bề mặt của vấn đề rồi phán, sẽ tạo ra con người trong thời đại số không có độ sâu về tư duy, không nghĩ được cái gì sâu sắc, và hành động gì cũng vội vả, thiếu suy xét. Làm chậm và chuyển hướng của sự phán xét là cốt lõi của thực hành Thiền-Meditation, và từ đó giúp đầu óc chúng ta giảm bớt các định kiến. Bớt phán xét sẽ nhìn ra được nhiều điều mới mẻ hơn, từ đó mở rộng tư duy tốt hơn. Bớt phán xét thì ít bị kích hoạt sự ưa ghét, thù hận, ghen tị thì sẽ bớt khổ đau.

Nghệ Thuật Kể Chuyện: Chiến Lược Đưa Thông Điệp Vào Tâm Trí Khách Hàng

Ở gốc độ truyền thông marketing, xâm nhập vào trí não con người trong thời đại tràn ngập thông tin và thói quen “lướt & phán” này càng khó khăn hơn gấp bội. Nó đòi hỏi chúng ta hiểu cơ chế dẫn dắt vào ký ức của con người nhiều hơn để tiết kiệm chi phí hơn. Đặc biệt là phải sáng tạo các câu chuyện dẫn để đẩy các thông điệp của chúng ta cần vào tâm trí con người.
Kích thích vào quá trình học hỏi mang tính dự đoán là cốt lõi của nghệ thuật dẫn truyện. Một câu chuyện hay, nhiều tình tiết mới, khác với cách nghĩ thông thường, có tình tiết tạo cảm xúc sẽ làm cho trí não tò mò kích thích liên tục, cặp đôi amygdala-hippocampus sẽ đẩy thông tin tiếp nhận vào vùng não neocortex hiệu quả hơn – đó là quá trình hợp nhất ký ức (memory consolidation) được thực hiên ngay khi chúng ta ngủ.
Mục đích của cuá trình truyền thông là đưa được thông điệp vào tâm trí khác hàng. Muốn đưa được thì họ phải đọc, nghe, nhìn,…càng lâu càng sâu. Nghĩa là nếu họ chỉ lướt lướt mà không đọc, không xem, không nghe gì cả thì tất cả cơ hội truyền thông coi như hết. Cho nên sáng tác một câu chuyện, giả tưởng cũng được (câu chuyện gia đình sợ vải comfort là một ví dụ) để truyền tải thông điệp sẽ giúp cho quá trình truyền thông hiệu quả hơn.
Muốn sáng tạo câu chuyện, chúng ta cần một chút tưởng tượng, một chút “thêu dệt” cho có tình tiết gây cấn, dâng tràn cảm xúc, một chút tìm kiếm ý tưởng khác lạ, và đặc biệt là tìm kiếm những ý tưởng khác với cách nghĩ thông thường. Càng phản trực giác, trí não ghi nhớ càng mạnh.
Chúc thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *