Khu vực làm việc ko cho dùng điện thoại. Mọi người tự giác để điện thoại bên ngoài và không cần tủ khóa gì. Hàng trăm con người qua lại nhưng ko mất thứ chi!
Đó là một bài tập!
Một ông bố chủ tịch, muốn truyền cơ nghiệp lại cho con. Đề nghị con tổ chức cho 13.000 công nhân nhà máy ăn trưa kiểu buffet!
Đó là một bài tập!
Một tập đoàn ở nước ngoài cử một người qua VN làm giám đốc nhà máy, đã giao nhiệm vụ làm sao cho 35000 công nhân trong nhà máy để xe máy đúng vạch kẻ trong khu để xe.
Đó là một bài tập!.
Quản lý con người không được thì làm được chuyện gì?
Trước giờ các nhà quản trị hay có suy nghĩ “dùng tiền mua người” nên muốn làm chuyện gì đó cũng phải tốn rất nhiều tiền để có người trong suy nghĩ của mình.
Dạ thưa ko! Uốn nắn con người để có được người mình cần là công việc của nhà quản lý đó ạ. Con người ko từ nhiên sinh ra là tài ba lỗi lạc, tất cả là do môi trường giáo dục và uốn nắn.
Vấn đề là các nhà quản lý VN ko nghĩ hoặc chưa bao giờ nghĩ đó là việc của họ nên ko dành thới gian và tâm trí để tìm cách.
Nếu bạn ko đủ kiên nhẫn để làm việc với con người. Lời khuyên của tôi là bạn ko thích hợp làm quản lý. Bạn nên chọn con đường chuyên gia chuyên môn sâu nào đó sẽ tốt hơn cho sự nghiệp của bạn.
60% thời gian làm việc của nhà quản lý cấp trung là huấn luyện, uốn nắn, định hướng, giáo dục con người. Để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng và uốn nắn hành vi kỷ luật đạo đức của họ.
80% thời gian làm việc của lãnh đạo cấp cao là thảo luận, trao đổi, tác động đến tư duy, tình cảm,…để thay đổi cách nghĩ, cách làm, quan điểm, tâm tư…xây dựng hoài bão, nhiệt quyết, sự kiên trì, quyết tâm…
Nếu chọn con đường là một quản lý hay lãnh đạo, hãy tự hỏi bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho con người?
Chúc thành công.
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?