HUỲNH BẢO TUÂN

BÀN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH GIÁ RẺ

Giá rẻ không có nghĩa là hy sinh lợi nhuận để giúp đỡ người dân. Kinh doanh không phải là làm từ thiện. Phải có lợi nhuận đủ để tái đầu tư và tạo động lực cho con người.
Giá rẻ không có nghĩa là hy sinh chất lượng, vì không có chất lượng thì ta phá sản mất rồi, ai đến với ta nữa đâu mà tồn tại.
Muốn có giá rẻ, trước hết chi phí vận hành phải thấp. Muốn có chi phí vận hành thấp thì phải có sự thay đổi đột phá về mô hình vận hành (business operations model innovation). Cắt giảm chi phí đơn thuần, không tạo ra được sự đột phá về chi phí.
Thử lý giải vài trường hợp, tại sao người ta có thể vận hành chi phí thấp mà không phải hy sinh về lợi nhuận hay chất lượng.
1. Hàng không giá rẻ
Chi phí sẽ tăng cao khi nhu cầu là bất định. Hàng không sẽ giảm được chi phí đáng kể khi nhu cầu là biết trước. Toàn bộ chi phí vận hành phía sau có thể giảm được 10-20% khi biết trước được nhu cầu.
Đó là lý do vì sao bạn muốn đi máy bay giá rẻ bạn phải đặt trước càng sớm, giá càng rẻ. Khi bạn muốn “có nhu cầu là phải giải quyết liền” bạn phải trả giá cao hơn rất nhiều. Đánh đổi này sẽ uốn nắn hành vi khách hàng, họ phải hoạch định công việc, lịch trình tốt hơn. Và khi có nhu cầu cấp bách, họ phải chấp nhận chi trả cao hơn.
Nếu trong y tế cũng làm được việc này, chi phí vận hành có thể giảm ít nhất 10-20%. Sự bất định về nhu cầu trong y tế luôn tạo cái peak capacity cho bất cứ bệnh viện nào. Khi thiết kế bệnh viện, thường người tính tầm 60-70% peak capacity. Do đó rất dễ nhìn thấy, trong bệnh viện, cả con người lẫn máy móc lúc thì lúc thì quá tải, lúc thì nhàn rỗi. Hiệu suất khai thác chung thực sự không cao.
Chúng ta có model gì để thay đổi điều này chưa.
Thử hình dung, khi một chai tương ớt trên kệ siêu thị được bán ra. Ngay lập tức, toàn bộ thông tin này được chia sẽ cho anh sản xuất tương ớt và cả anh nông dân trồng trái ớt. Điều đơn giản này có thể làm giảm từ -20-30% chi phí logistics (dự trữ tồn kho, vận chuyển…) trên toàn chuỗi cung ứng của chai tương ớt. Nhà sản xuất, hay người nông dân đều chủ động được nguồn lực sản xuất sao cho tối ưu về chi phí.
Và đặc biệt hơn, trên toàn chuỗi này chi phí kiểm soát chất lượng giảm được khoảng 20%, công đoạn sau không cần kiểm tra lại việc làm của công đoạn trước. Toàn bộ quy trình được chuẩn hóa nghiêm ngặt để mọi thứ “phải làm đúng ngay từ đầu”.
Bạn có tin điều này có thể làm được không. Vâng, rất nhiều người không tin. Vì vậy, tôi phải dành hết 3 năm để thuyết phục Coopmart. Và cách đây 2 ngày, BGD Coop mart thông qua dự án và giao tôi làm cố vấn trưởng dự án này. Kế hoạch triển khai trong 2 năm cho riêng ngành hàng lương thực, thực phẩm với hơn 5000 nhà cung cấp trên toàn hệ thống. Đối với Coop mart, câu chuyện này là sống còn, không làm được là chết.
Bạn nghĩ sao nếu đem điều này vào bệnh viện. Nhiều người sẽ bảo, ôi cần gì. Vâng, quyền lực của các bệnh viện là rất lớn với mọi nhà cung ứng. Nhưng bạn lưu ý, tất cả mọi thứ chi phí đều “ẩn” vào trong sản phẩm bằng cách này hay cách khác. Đấu thầu không phải là cây đũa thần giải quyết được chuyện chi phí thấp.
>>> Tóm lại
Giá rẻ là một định vị, chi phí thấp là một thay đổi đột phá về mô hình vận hành. Trước khi bạn định vị giá rẻ, bạn cần trả lời câu hỏi, bạn đã có đột phá gì về mô hình vận hành để có chi phí thấp chưa, và bạn có thể làm được nó không, bạn có thay đổi được cách thức vận hành hiện tại không.
Khi bạn nghĩ ra được thì phải làm cho nhanh để tạo vị thế dẫn đầu về chi phí.
Các mô hình chi phí thấp cho y tế trên thế giới không thiếu, tuy nhiên bạn cần lưu ý yếu tố cơ chế pháp lý. Ở quốc gia nào cũng vậy, thể chế luôn đi sau sự vận động của xã hội. Việc lobby (hiểu theo nghĩa tích cực) là việc tiêu tốn nhiều công sức. Người tiên phong coi chừng sứt đầu mẻ trán, nhưng kẻ đi sau lại hưởng lợi.
Chúc thành công

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1+1=?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *