HUỲNH BẢO TUÂN

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BỆNH VIỆN CÔNG THOÁT KHỎI BỂ ẢI ĐẤU THẦU?

10-15% nguồn lực của bệnh viện công đang dành cho công tác đấu thầu. Không có vật tư y tế, thuốc, linh kiện kỹ thuật,…tất cả chỉ ngồi ngó. Chi phí cho nguồn lực này ai tính? có phải cuối cùng cũng sẽ dồn cho bệnh nhân gánh không? Thế thì đấu thầu xong có giảm được được chi phí để bù đắp cho nguồn lực đã chi ra để làm không? rất mơ hồ, nếu không muốn nói là chả tiết kiệm được bao nhiêu.
Vậy thì bày ra đấu thầu để làm gì? quá dễ hiểu để bắt chuột. Ối trời ơi chỉ để bắt mấy con chuột mà tốn một nguồn lực kinh khủng ách tắt cho toàn xã hội thể này thì chi phí cho bắt chuột quá khủng khiếp, con chuột ăn 1 tỷ, chi phí cho bắt nó 100 tỷ. Có quốc gia nào hoang phí nguồn lực như VN không?
Để không tốn một đồng nào cho nguồn lực đấu thầu, để không phải bắt được con chuột đâp tanh bành luôn cái xã hội cần làm gì?
1. Tách chức năng an sinh xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc ra khỏi bệnh viện. Cơ quan phụ trách an sinh xã hội là một khách hàng của bệnh viện, người dân là khách hàng của cơ quan an sinh xã hội. Quan hệ của bệnh viện và cơ quan bảo hiểm xã hội là qua hệ đàm phán, quan hệ hợp đồng chi trả, quan hệ thuận mua vừa bán.
2. Cạnh tranh hóa bảo hiểm y tế bắt buộc, cho nhiều thành phần tham gia cung cấp bảo hiểm y tế bắt buộc chứ không phải duy nhất cơ quan bảo hiểm xã hội như hiện nay. Cho các tổ chức quân đội; các đoàn thể xã hội tham gia vào việc này.
Ách tắt lớn nhất cho ngành y hiện nay là do cơ chế bảo hiểm y tế gây ra. Cơ quan an sinh xã hội đang mượn một nguồn lực khổng lồ của bệnh viện để hoàn thành nhiệm vụ, lấy tiếng thơm cho mình. Cơ quan này ngày càng trở nên quan liêu và áp đặt, bóp méo chuyên môn, gây nên sự hủy hoại toàn bộ dữ liệu y khoa, nguồn tài nguyên trọng yếu của quốc gia, không cách chi cứu vãn được.
Bảo hiểm y tế bắt buộc cần phải được đặt trong áp lực cạnh tranh để thúc đẩy sự cải tiến, thúc đẩy sự chuyên nghiệp và thúc đẩy sự áp dụng công nghệ. Cơ chế cần phải đột phá để bảo hiểm y tế bắt buộc hoạt động như bảo hiểm y tế tự nguyện.
3. Giám đốc bệnh viện tư chủ được giao toàn quyền quyết định mua sắp vật tư và chịu sự giám sát như hội đồng quản trị giám sát ban điều hành trong các doanh nghiệp. Trong đó hội đồng quản trị chính là hội đồng thành viên của các bệnh viện có nhiệm vụ: đặt ra các mục tiêu phát triển; đặt ra nhiệm vụ cho ban giám đốc; và có quyền tổ chức kiểm soát nội bộ như thể chế của các công ty trên sàn chứng khoán. Và có quyền đề bạt bổ nhiệm ban giám đốc bệnh viện.
Giả sử như ban giám đốc bệnh viện có hành vi móc nối ăn chặn bòn rút tài sản công thì với cơ chế kiểm soát nội bộ độc lập, không quá 30 ngày sẽ biết ngay lập tức. Hàng triệu doanh nghiệp trên toàn cầu có ban giám đốc là người đi làm thuê, nếu không có cơ chế kiểm soát nội bộ thì các doanh nghiệp này đã tan hoang hết rồi.
4. Phân nhóm vật tư y tế, thuốc, trang thiết bị, linh kiện đi kèm trang thiết bị thành hai nhóm: nhóm generic và nhóm patent. Nhóm generic ban giám đốc bệnh viện tự quyết định; nhóm patent đàm phán cấp quốc gia. Bộ y tế có những nhóm chuyên gia hàng năm đi đàm phán tất cả cái gì có tham gia vào quá trình khám chữa bệnh mà mang tính độc quyền công nghệ, độc quyền sáng chế, đàm phán để áp một mức giá trần cho toàn quốc.
Nhóm chuyên gia đàm phán này được sự giám sát của quốc hội. Nếu tổng giá trị y tế đang chiếm 7% GDP khoảng 25 tỷ USD, thì nhóm sản phẩm độc quyền này không dưới 10 tỷ USD, đây mới thực sự là thứ cần phải kiểm soát chặt sự cấu kết nâng giá, vì các hình thức đấu thầu là vô nghĩa, mất thời gian, nhưng không có khả năng làm giảm chi phí cho xã hội ở nhóm này.
>>> Vài lời cuối
Đấu thầu trong y tế là hình thức và vô nghĩa trong việc ngăn chặn tham những tiêu cực. Nó chỉ làm gia tăng chi phí cho xã hội và gia tăng sự khổ đau cho người dân, Nó xâm chiếm nguồn lực đáng lẽ dành để phát triển của bệnh viện. Trong tâm quản trị bệnh viện là phát triển năng lực chuyên môn để ứng phó với sự phức tạp ngày càng lớn của bệnh tật. Chứ không phải trọng tâm quản trị bệnh viện là đi lo cái chuyện mua vật tư. Nhưng không có vật tư, toàn bệnh viện phải ngồi ngó nhìn bệnh nhân chết, cho nên giá nào cũng phải cuống vào nó.
Thể chế của một quốc gia quyết định sự phát triển của quốc gia đó. Thiết kế thể chế thông minh là khai thông nguồn lực, tự nó đẩy lùi tiêu cực. Chứ không phải tạo ra cái thể chế chăm chăm vào tiêu cực để rồi bóp cổ nguồn lực, bóp chết sự phát triển của xã hội.
Những lời lẽ gây gắt này được viết ra sau hai năm khủng hoảng vật tư y tế ngành y, gây ra sự đau khổ cho hàng vạn người. Chúng ta chúng ta không thể để nó xảy ra nữa, đơn giản vì chúng ta là con người.
https://tuoitre.vn/thieu-thuoc-vat-tu-y-te-cac-benh-vien-dang-rao-riet-lap-cac-hoi-dong-dau-thau-20231106172541112.htm?fbclid=IwAR1WBBbqtsNbXiQi_EmLIU29n9M7BYoSMGOc_U6yytvtzjuIA427YGiemsc

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *