HUỲNH BẢO TUÂN

CON ĐƯỜNG THỊNH VƯỢNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á

Bảng bên trên là một tóm tắt toàn diện quá trình phát triển của các quốc gia như Nhật, Hàn, TQ, Đài Loan, và Thái Lan. Mỗi quốc gia tùy vào năng lực và ý chí dân tộc đã trở nên cường thịnh trong từ 30-40 năm. Nhật 30 năm 1950-1980; Hàn 30 năm 1970-2000, TQ và Đài Loan 40 năm 1970-2010, Thái Lan 50 năm 1970-2020.

Giai đoạn 1: lắp ráp cho thiên hạ để tạo công ăn việc làm, làm cho chúng ăn vì thương hiệu của mình không có.

Giai đoạn 2: mò mẫm cải tiến và ăn cắp công nghệ, đem cái người ta làm mổ ra coi ở trong là gì bắt chước làm theo nhưng có sự cải tiến tốt hơn, hiểu người ta dỡ chỗ nào tốt chổ nào và mình có cái gì đó tốt hơn người ta một chút.

Giai đoạn 3: bắt đầu làm ra cái của mình và bán thứ của mình làm với tên của mình, tìm cách sống không lệ thuộc thiên hạ, không phải nhìn mặt ai mà sống mỗi ngày. Chịu khó tập trung vào thứ mấy thằng lớn nó chê (thị trường ngách) nó không làm. Tìm cách cải tiến cho giá rẻ hơn cho thị trường dễ tính hơn để luyện tay nghề và để tính lũy vốn. Chính thị trường giá rẻ, dễ tính làm bà đỡ hốt vốn để chơi lớn với người ta.

Với các quốc gia có niềm tự hào dân tộc mạnh như Nhật, Hàn thì thị trường trong nước là bà đỡ quan trọng. Nhưng nên nhớ nhiều chủ doanh nghiệp Nhật đã mổ bụng tự tử khi hàng hóa kém chất lượng của họ gây nguy hiểm cho người dùng (kiểu như xe làm ra cháy liên tục là phải mổ bụng tự tử) nên mới có được niềm tin của người dân trong nước. Người Nhật và Hàn làm ra cái gì trong nước họ dùng luôn có tiêu chuẩn cao hơn đem bán nước khác. ĐÓ MỚI GỌI LÀ LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC.

Giai đoạn 4: Khi có vốn là bắt đầu chơi lớn, nhưng chơi lớn của người ta không phải là sắm du thuyền máy bay để lòe thiên hạ mà là đầu tư vào khoa học công nghệ để nghiên cứu và phát triển, để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới chưa từng có, để trở nên leaders và game players, để dẫn dắt cuộc chơi, để làm ra thứ gì đó thì thiên hạ biết thế gian này có thứ đó và không đòi hỏi gì thêm, để định nghĩa thị trường, định nghĩa sản phẩm và định nghĩa quy chuẩn.

Khi đạt đến giai đoạn này nghĩa là đã trở thành một thế lực ảnh hưởng và tạo được vị thế độc quyền công nghệ, đây là thứ độc quyền có quyền lực tối thượng hơn bất cứ triều đại vua chúa nào, Bởi, làm vua chỉ có trong phạm vi quốc gia thôi. Còn độc quyền công nghệ của tập đoàn đa quốc gia là bá chủ toàn cầu, thiên hạ quỳ mộp hai tay dâng tiền.

Giai đoạn 5: khát khao tạo ra công nghệ đột phá để bá chủ toàn cầu là khát khao cháy bỏng của tỷ người trên trái đất này do vậy sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt và rất may là đến nay cũng chưa ai làm nỗi chuyện này. Lịch sử công nghệ từng ghi nhân Intel như là một vì vua khi 90% máy tính toàn cầu phải gắn chip của họ, nhưng nay mọi thứ đã khác. Chính sự cạnh tranh đã giúp thế giới này không lệ thuộc vì vua nào.

Việt Nam có biết lộ trình này không? Dạ thưa biết và biết rất rõ. Thế thì VN làm tới đâu, có làm khác được không, có đi đường khác được không? Câu trả lời là VN cũng đã dành 30 năm để đi con đường này nhưng đang vẫn còn loay hoay ở giai đoạn 1,2 và không cách chi lên được giai đoạn 3 và cũng không thể có được con đường đi nào khác cả! Trong khi Nhật và Hàn là giai đoạn 5, TQ và Đài Loan giai đoạn 4 và Thái là giai đoạn 3 đang chuyển qua 4.

Đất nước nào cũng có chiến tranh, cũng nội chiến, cũng bị vị thế địa chính trị áp lực căng thẳng, cũng tràn ngập thiên tại lụt lội, cũng có thể chế chính trị khác nhau, cũng khủng hoảng chính trị rần rần…không ai yên bình gì để rủng rỉnh mà phát triển. Nhưng cũng ngần ấy thời gian người ta đã đi được còn chúng ta thì không đến đâu!

Muốn đánh giá một quốc gia phát triển có tiềm năng phát triển công nghệ hay không cần nhìn vào hai thị trường: thị trường vốn và thị trường công nghệ. Thị trường vốn của VN thì dung chứa toàn cái đám “lùa gà úp sọt”, thị trường công nghệ thì không thấy mặt mũi đâu hết, chỉ có cái thị trường sôi động nhất là đất đai. Thế thôi! và tới đó thôi!

Câu hỏi cốt lõi, vậy yếu tố nào đã giúp các quốc gia Đông Á này thành công được như vậy, điểm chung thành công của họ là gì? Đó là họ đã “diệt được tham nhũng” một cách hiệu quả!

Chúc bình yên vượt qua giông tố, cuộc chiến thương mại lần này bản chất là cuộc chiến công nghệ, nín thở né bom thôi!

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *