HUỲNH BẢO TUÂN

CRITICAL THINKING

Bác sĩ thường khuyên nên ăn nhiều rau sẽ tốt cho sức khỏe. Nhưng ông nông nghiệp bảo, cẩn thận coi chừng ăn rau nhiều chết nhanh hơn. Hai ông có vẻ mâu thuẫn nhỉ.

Trong các cuộc tranh luận, mỗi người chúng ta thường đứng trên một quan điểm chuyên môn (perspective). Mỗi quan điểm chuyên môn thường có những lý thuyết mang tính nhân quả (nếu làm cái này thì sẽ dẫn đến cài này…) và những giả định ngầm (assumption).
Phát biểu của bác sĩ dưới gốc nhìn của y khoa và các chứng cứ y học về ăn rau tốt cho sức khỏe, nhưng có một giả định ngầm đó là “rau an toàn và chất lượng”. Ông nông nghiệp cũng phát biểu với chứng cứ nông học với bối cảnh (context) diễn ra tại VN, với sự hiểu ngầm về thực trạng mất kiểm soát sự an toàn thực phẩm hiện nay.
Phàm, sự việc trên đời không có đúng sai tuyệt đối, chỉ có đúng/sai, phù hợp/không phù hợp trong một phạm vi hẹp của bối cảnh, của quan điểm lý thuyết và các giả định ngầm kèm theo nó. Mỗi tổ chức, con người ở trong đó đều rất đa dạng ngành nghề, đa dạng trải nghiệm, đa dạng quan điểm lý thuyết (perspectives). Nên để sự đa dạng đóng góp vào sự hình thành tri thức chung (chứ không phát sinh thêm xung đột), chúng ta cần luyện tập cho mỗi người Tư duy phản biện (Critical Thinking) để sử dụng trong các buổi họp, thảo luận, làm việc nhóm…
1. Luôn lắng nghe trước để hiểu người nói đang đứng ở lập trường quan điểm gì và ở quan điểm đó đang ẩn chứa những giả định gì.
2. Luôn đặt câu hỏi xác nhận về cách chúng ta hiểu về cách họ đứng trên quan điểm nào để lập luận. Những câu nói nên dùng khi thảo luận: “qua những gì bạn chia sẻ (trình bày) tôi hiểu bạn đang đứng ở quan điểm ….(chứng cứ y khoa), có phải bạn cho rằng …. (ăn rau an toàn sẽ tốt hơn cho sức khỏe?).
3. Đề xuất một quan điểm khác để mở rộng góc nhìn, mở rộng tri thức, mở rộng sự hiểu biết. Câu nói nên dùng khi thảo luận:” Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xét thêm quan điểm về … (an toàn thực phẩm) khi phân tích vấn đề này, …. (có đến 80% rau nhiễm dư lượng thuốc BVTV đang lưu hành hiện nay trên thị trường, do đó có thể ăn nhiều rau sẽ chết nhanh hơn).
4. Thường xuyên luyện tập và thảo luận với tư duy phản biện, chúng ta sẽ có nhiều hơn cơ hội gia tăng tri thức, gia tăng sự hiểu biết, và gia tăng ý tưởng cho giải quyết vấn đề. Ăn rau cũng chết, không ăn rau cũng chết, vậy liệu chúng ta có cơ hội kinh doanh mới là nhập viên rau ăn liền, canh ăn liền của người Nhật về cung cấp cho dân văn phòng chăng?
Critical thinking đã có từ thời triết học cổ đại (Aristotle, Socrates, Platon) chứ chả phải mới mẽ gì. Trong nghiên cứu khoa học, những bài báo đáng đọc là những bài challenging assumption – thách thức các giả định truyền thống, bởi đó thường là những bài báo mang đến một trường phái nghiên cứu mới (shifting paradigm). Trong innovation, challenging assumption là technique quan trọng để chúng ta tìm kiếm những breakthrough ideas để tái định vị đối thủ, mở ra đại dương xanh…(ai bảo son môi chỉ dành cho phụ nữ, tại sao đàn ông không thể dùng son môi)
Tuy nhiên, trong các tổ chức hiện nay, người ta (thường là sếp) thường không thích nghe ai đó nói khác cách mình nghĩ. Bởi, phàm ở đời, người ta không sợ người giúp mình mở mang trí tuệ, mà chỉ sợ người chống đối làm phản, làm lung lay cái ghế của mình. Nên nghe ai nói cái gì khác khác là cứ chụp cho nó cái mũ, gắn cho nó cái nhãn cá biệt (để mọi người xa lánh và cô lập nó). Nên từ từ môi trường làm việc chả ai muốn bày tỏ suy nghĩ, bày tỏ quan điểm gì cả, ù ù cạc cạc cho nó qua ngày. Hậu quả là khi tổ chức đối diện với khó khăn thực sự, khi đó người ta không tìm đâu ra được người có ý tưởng, có giải pháp, bởi từ lâu tất cả đã trở thành “cá mè một lứa” suốt ngày chỉ biết há mỏ chờ đốp.
Tạo một môi trường cho trao đổi và đối thoại thẳng thắn chân thành, khuyến khích mọi người thoát khỏi cái perspective đang án ngữ tâm trí mình mà suy nghĩ bằng một cách khác, đặt vào quan điểm người khác mà nghĩ, mà đưa ra phân tích, đưa ra lập luận…đó không phải là lời hô hào sáo rỗng, mà đó là xây dựng một bầu không khí tranh luận chuyên nghiệp, một văn hóa tổ chức cho sự phát triển bền vững. Cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực là cạnh tranh giữa những nơi nào tạo điều kiện cho tri thức sinh sôi nảy nở, nơi nào mà con người thấy mình giỏi hơn ngày hôm qua.
Chúc thành công.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *