HUỲNH BẢO TUÂN

TRẤN THÀNH VÀ BÀI HỌC GÌ CHO NGƯỜI LÀM KINH DOANH

Thành công của Trấn Thành, nhìn ở góc độ kinh doanh, không quá khó để lý giải.
1. Targeting và Consumer Insight khá tốt:
Trấn Thành rất hiểu người Sài Gòn, xem những tác phẩm của Trấn Thành làm tôi nhớ đến “Trong nhà ngoài phố” của HTV, những câu chuyện đơn giản xung quanh chúng ta được kể nhau nghe một cách hài hước và sâu lắng, đọng lại cho mỗi người một chút gì đó thay đổi cách nghĩ và thay đổi hành vi.
Đối tượng của Trấn Thành thuộc về số đông có nhu cầu giải trí, khác với Oscar dành cho giới hàn lâm. Cá nhân tôi xem mấy bộ phim Oscar cũng chả hiểu gì. Xét về nghệ thuật giải trí thì tôi cũng thuộc segment của Trấn Thành.
Nên nếu chúng ta so sánh và phân tích tính “nghệ thuật hàn lâm” trong phim của Trấn Thành thì tôi nghĩ chúng ta đang so “bolero đường phố” với “nhạc thính phòng” vậy. Và đương nhiên, xét về số lượt thì lượt nghe bolero sẽ gấp ngàn lần nghe thính phòng là cái chắc.
Trong thế gian này chúng ta phải chấp nhận một chuyện đó là sự đa dạng và đa sắc của nhu cầu con người. Mỗi người làm kinh doanh phải hiểu rằng, chúng ta chỉ có thể làm tốt cho một phân khúc khách hàng nhất định làm đó. Đó là sự lựa chọn của mỗi người chúng ta.
2. Emotional Storytelling:
Làm phim hay làm kinh doanh có chung một chiến thuật về trải nghiệm khách hàng. Đó là dẫn dắt khách hàng đi xuyên qua những câu chuyện có nhiều cung bậc cảm xúc. Từ đó đọng lại ký ức và thúc đẩy hành vi truyền miệng.
Cách kể chuyện và thương hiệu của Trấn Thành không chỉ mới được hình thành gần đây, nó đã được trưởng thành từ một anh MC đến các chương trình gameshow và cuối cùng được kết tinh cho phim ảnh, đấu trường khó tính nhất.
Sắc thái (signature) kể chuyện của Trấn thành đã hình thành được bản sắc dấu ấn riêng mà trong giới marketing hay gọi là authenticity – sự xác thực về phong cách. Đây là bí quyết của người nghệ sĩ, tất nhiên nó không từ trên trời rơi xuống, nó là sự tôi luyện miệt mài gian khổ.
Cái authenticity mà Trấn Thành tôi luyện cũng chính là cái authenticity của người Sài Gòn, không trộn lẫn vào đâu được. Đây chính là điểm trọng yếu trong tác phẩm của Trấn Thành và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công.
Trong kinh doanh, đặc biệt là trong dịch vụ, tạo được brand authenticity là khó nhất và cũng là cái mục đích cuối cùng của thương hiệu. Đôi khi mất cả vài chục năm chứ không phải một hai ngày.
>>> Vài lời cuối.
Sân si và phán xét không tốt cho người làm kinh doanh. Luyện một bộ óc kinh doanh cần nhớ hai từ “Empathy” và “Predictive”. Phân tích và thấu hiểu tại sao và điều gì người khác đang làm, nhưng không phán xét đúng sai hay dỡ. Không đưa thành kiến vào quá trình suy luận, phán đoán và loại suy là những thói quen tư duy cần cải thiện.
Hiểu và phán đoán thành công, thất bại của người khác một cách neutrally thật sự không dễ nhưng phải luyện tập vì bộ não của mình và đến một ngày nào đó nó sẽ phát huy tác dụng cho chính mình. Đó là sự sáng suốt!
Điều tối kỵ trong kinh doanh là ganh tỵ, luôn cho mình là bề trên, là tầng lớp tinh hoa. Đám quần chúng thấp hèn chả biết gì về nghệ thuật phải dạy dỗ và định hướng thẩm mỹ cho họ. Đó là cách nghĩ thường gặp của giới chính trị độc tài, họ không chấp nhận sự đa dạng của đời sống con người, họ không chấp nhận sự trăm hoa đua nỡ trong những vườn hoa nhiều sắc tầng. Chính tư duy đó đã tạo ra Pol Pót từ một anh nông dân đã trở thành tên diệt chủng tàn ác nhất lịch sử nhân loại.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1+1=?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *