HUỲNH BẢO TUÂN

TRỰC GIÁC

Đoạn clip trong link là một minh họa trực quan về TRỰC GIÁC. Bạn thấy ở giây 10 chuyển qua 11 khi đứa bé vẫn chưa có dấu hiệu té ngã, người nữ nhân viên an ninh đã bắt đầu di chuyển vì sự thôi thúc nào đó mà chị ấy cho rằng đứa bé này sẽ rơi xuống bàn. Đó là một phán đoán mang tính Trực giác!
Trực giác hiểu nôm na là “Sự thôi thúc hành vi trước khi kịp suy nghĩ về chuyện gì xảy ra”. Thực chất, suy nghĩ mà con người nhận biết được mình đang suy nghĩ (conscious) chỉ phản ánh 10% hoạt động của não bộ, 90% hoạt động còn lại con người hoàn toàn không nhận biết một cách rõ ràng (unconscious) hoặc nhận biết một cách lờ mờ (subconscious).
Trực giác không từ trên trời rơi xuống, trực giác đến từ quá trình học tập, quan sát và ghi nhớ của bộ não. Đặc biệt nó liên quan đến cảm xúc. Các nghiên cứu gần đây đã xác nhận, trực giác chính là một quá trình học tập dưới ngưỡng tuyệt đối (ngưỡng mà con người nhận biết mình đang học), diễn ra trong vùng limbic, vùng não của cảm xúc, không phải vùng neocortex như ta thường nghĩ.
Trong gia đình người mẹ thường có trực giác tốt về con cái, vì quá trình chăm sóc bằng tình yêu thương, sự va chạm ôm ấp vuốt ve con cái, người phụ nữ rất nhạy trong việc phát hiện những bất thường nhỏ từ những đứa con thương yêu của mình. Với bản năng che chở bảo vệ con cái, người phụ nữ hình thành tốt hơn những phán đoán trực giác. Người cha cũng yêu thương con cái nhưng ít hơn về cách thể hiện tình cảm, ít hơn sự ôm áp vuốt ve, nên thường không nhạy bằng người mẹ.
Trong công việc, bất kỳ ai làm việc với niềm đam mê, bằng trách nhiệm, bằng sự trăn trở, bằng sự nhiệt tâm đều hình thành trực giác. Và đây cũng là vấn đề gai góc vì nó dẫn đến sự khác biệt lớn trong các phán đoán mang tính trực giác. Ví dụ trực giác chiến lược ,trực giác về xử lý tình huống khẩn cấp, trực giác về con người…
Tuy nhiên, bản chất con người luôn tư duy khác biệt, việc chúng ta cần làm không phải là tiêu diệt ai nghĩ khác mình (đó là độc tài phát xít). Việc chúng ta cần làm là xem coi tại sao người ta có cách nghĩ khác với mình và tìm khác rút ngắn khoảng cách này, đó là quá trình chia sẻ, thảo luận với tinh thần cởi mở và thẳng thắn. Ở đâu mà con người không còn có thể ngồi lại nói chuyện được với nhau nữa thì ở đó bắt đầu có sự tan vỡ.
Chúc thành công!

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *