10 năm đầu từ khi có chủ trương xã hội hóa y tế, 2000-2010, y tế tư nhân được xem là giảm tải cho y tế công: phòng ốc rộng rải, sạch sẽ, dịch vụ chăm sóc tốt hơn, cho thuê phòng mổ để không phải chờ đợi, chọn bác sĩ…
10 năm tiếp theo, 2010-2020 là giai đoạn định hình nguồn lực của hệ thống tư: chuyên môn hạn chế vay mượn, xây dựng uy tín và y hiệu riêng, tự chủ huấn luyện đào tạo phát triển con người, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, y tế tư cũng làm rần rần không thua kém gì y tế công. Vị thế y tế tư dần dần tăng lên.
10 năm hiện nay, 2020-2030, là giai đoạn y tế tư bắt đầu thể hiện sự chuyên sâu và thậm chí là sâu hơn, đột phá hơn y tế công.
Y tế tư sẽ phân rã thành hai nhánh. Nhánh một, vốn lớn, phát triển theo hàng ngang, mở rộng thành chuỗi, tập trung vào khám chữa bệnh ban đầu, và cơ bản, nhóm này thường là đa khoa; Nhánh hai, center of excellence, trở thành chuyên sâu và xuất sắc ở những nhóm chuyên khoa hẹp nào đó, mà ngay cả y tế công cũng phải sách cặp đi học. Thể hiện được sự bình đẳng công – tư trong phát triển y tế, đó là điều đáng mừng cho quốc gia.
Bệnh viện tư còn lại không thuộc nhánh nào, hoặc là bị thâu tóm, hoặc là bị phá sản (bản chất cũng sẽ là bán lại nhưng với giá ve chai). Đặc biệt nhóm bệnh viện tư chuyên khoa nhưng lao chao qua đa khoa sẽ trả giá đắt! vì mất phương hướng phát triển. Không đủ vốn để mở đa khoa diện rộng, trong khi chuyên môn sâu chuyên khoa sẽ bị cạnh tranh và đào thải do không được đầu tư để phát triển năng lực chuyên khoa sâu.
Tầm nhìn và chiến lược rất quan trọng với một bệnh viện. Mấy cái công thức hai mươi năm trước hay dùng kiểu như: máy xịn, mời bác sĩ giỏi đứng tên kéo bệnh,…sẽ không thể phát triển được nữa trong thời gian tới.
* Đọc thêm bài báo: Hé lộ khoản nợ khủng khiến Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?