Với người Nhật, cải tiến không bao giờ kết thúc, vì nhu cầu của khách hàng không ngừng nâng cao và đối thủ cạnh tranh không ai đứng yên.
Cải tiến để luôn dẫn dắt và luôn tốt nhất trên thị trường, đó là con đường trường tồn.
Trong một tổ chức, nhân viên tự nguyện tự giác xắn tay áo lên vì khách hàng mà làm gì đó tốt hơn, không hài lòng với những gì đang có, không xem khách hàng như là cái đồ khó chịu, trả tiền ko bao nhiêu mà đòi hỏi quá chừng,… không phán xét, không sân si chê bai, chửi bới…làm được nhiêu đó thôi là đã trường tồn vượt qua mọi sóng gió rồi.
Lịch sử kinh doanh luôn ghi nhận, càng khó khăn càng phải cải tiến và phần thưởng cũng như thành quả cho các công ty như vậy không hề nhỏ. Vì các công ty trụ được sau khó khăn sẽ gom được thị phần do đối thủ chịu không nỗi dâng hiến.
Doanh nghiệp Việt toàn làm điều ngược lại. Bán được hàng, khách rần rần nườm nượp thì mắc gì phải cải tiến. Làm tốt quá rồi cải tiến gì nữa. Khó khăn quá sao cải tiến được… túm lại là không làm gì cho nó khỏe. Ăn ra làm nên hay khó khăn chồng chất gì cũng có trăm ngàn lý do để không làm gì cho khỏe.
Doanh nghiệp nào để văn hóa như vậy lan tỏa thì như là ung thư qua đến giai đoạn di căng, cứu chứa cũng gian nan lắm rồi.
Xây dựng văn hóa là trọng tâm trong sự nghiệp của người lãnh đạo chứ không phải là thành tựu về doanh thu hay lợi nhuận. Bởi có văn hóa tốt mới trường tồn. Lãnh đạo thì có nhiệm kỳ nhưng tổ chức thì không.
Chúc thành công.
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1 + 1 bằng mấy?