Nhân dịp tác giả quyển sách này đạt giải Nobel Kinh tế 2024, nhìn lại 30 năm chính sách kinh tế Việt Nam.
Từ 1993, khi chính thức bình thường hóa quan hệ với Mỹ, 1994 Luật doanh nghiệp ra đời, được xem là cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử kinh tế VN. Thế nhưng, trong 30 năm, chính sách kinh tế Việt Nam đã nghiêng ngả như thế nào.
20 năm đầu (1994 – 2014), chính sách kinh tế tập trung vào các Quả đấm thép, là các tổng công ty nhà nước được thành lập theo nghị định 10, hay còn gọi cái tên là Tổng 10. Các điển hình tiên tiến kiểu như Vinashin, Vinaline, … được kỳ vọng sẽ vẽ VN lên bản đồ hàng hải và công nghiệp tàu thủy thế giới. Hàng loạt các dòng họ Vina tiếp theo: Vinachem,… lần lượt là các đại án để lại cho VN hàng đống nợ và hàng loạt nhà tù được mọc lên để làm phòng “họp hội” cho mấy anh trong đó. Chính sách quả đấm thép coi như phá sản toàn tập.
10 năm gần đây, cũng lại tiếp tục dồn lực cho các tập đoàn, nhưng lần này là các tập đoàn kinh tế tư nhân, với cái tên gọi rất ư là khơi dậy niềm tự hào dân tộc, “doanh nhân dân tộc”, “doanh nghiệp dân tộc”, “sản phẩm quốc dân”… Nghĩa là học theo bài của Hàn Quốc dựng lên các Chaebol dân tộc. Doanh nhân dân tộc đâu không thấy chỉ thấy 10 năm nay, các đại án ngân hàng, đất đai, vụ sau kinh khủng hơn vụ trước lần lượt bóc trần ngàn càng nhiều.
Trong suốt 30 năm, chính sách kinh tế VN thể hiện quan điểm rất rõ, dồn lực cho các những nơi có năng lực, nguồn lực quốc gia nên giao cho người giỏi có năng lực thì nguồn lực ấy sẽ hiệu quả nhất…Thoạt đầu nghe rất hợp lý, nhưng dành nguồn lực quốc gia thì có đấy, còn có vì dân tộc hay không thì không ai biết được. Nên cuối cùng, coi chừng tạo ra những thành phần cơ hội mới, tranh giành nguồn lực quốc gia để vinh thân phì gia nhiều hơn là làm gì đó cho dân tộc này. Coi chừng, kết cuộc lại sẽ nuôi dưỡng mầm mống cho các cuộc đấu tranh giai cấp trong lòng của một quốc gia mà luôn tự xưng là không phân biệt giai cấp nhất thế giới.
Trong suốt 30 năm, chính sách kinh tế VN chưa bao giờ dòm ngó đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là các start-up công nghệ, vốn được xem là nguồn động lực tăng trưởng hàng đầu thế giới hiện nay. Đó là điều đáng tiếc cho một quốc gia vốn xem trọng sự bình đẳng cơ hội ngay trong hiến pháp, ngay trong tuyên ngôn độc lập! Nhưng thể chế thì chưa thấy chữ nào viết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có hàm lượng công nghệ cao!
Trong quyển sách của Acemoglu đã chỉ rõ, các quốc gia thịnh vượng thật sự như các nước Bắc Âu, không cần những chính sách chuyên chế tập trung vào một nhóm nhỏ quyền lực, dồn nguồn lực để tạo ra doanh nghiệp tỷ đô gì cả, nó chỉ làm cho quốc gia phân hóa và bạo loạn nhanh hơn thôi. Cũng chả cần thu hút đại bàng diều hâu gì cả. Chỉ cần tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách nuôi dưỡng đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, có sự đổi mới sáng tạo phát triển (innovative technological startup), thì quốc gia đó thịnh vượng thôi. Đó là nội hàm quan trọng của Kinh tế Tri thức.
Thế giới đã rất phẳng về mặt Tri thức. Thật đáng tiếc cho 30 năm chính sách kinh tế đầy thiên lệch của VN. Và xem ra sẽ ngày càng lún sâu vào thiên lệch một cách không lối thoát.
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1+1=?