HUỲNH BẢO TUÂN

Y TẾ SỐ VIỆT NAM: KHI DỮ LIỆU LÂM SÀNG VÀ THUẬT TOÁN QUYẾT ĐỊNH GIÁ TRỊ QUỐC GIA

Y tế từ xa bao gồm hai cấu phần: ICT (Information and Communication Technology) như IoT (Internet of thing), smart sense wearable tech… và AI, data mining, machine learning…

Thông thường khi đầu tư người ta thường tập trung vào phần ICT trước, nhưng sau đó lại loay hoay cho giải pháp AI, và thường là phải nhập từ nước ngoài, dẫn đến kết quả không chính xác.

AI = big data + algorithm (dữ liệu lớn và thuật toán). Dữ liệu lâm sàng là tài sản lớn của quốc gia và của bệnh viện, nhưng không được chú ý để gìn giữ. Chúng ta có thể có HIS, EMR,…nhưng chúng ta có standardized data và data warehouse để khai thác không thì còn chưa biết. Nên y tế số chỉ dừng lại y tế không giấy trình diễn là chính, và như vậy thì hiệu quả không thể đột phá.

Thuật toán, chả phải người Việt giỏi toán lắm sao? bao nhiêu kỳ thi quốc gia, bao nhiêu giải thưởng quốc tế,…để làm gì? Đi thi và có tấm huy chương, học hàm học vị là cho mình, cho bản thân mình được hãnh diện và uy tín, …đất nước này, xã hội này không ai hưởng được gì từ những tấm huy chương đó. Nhưng nếu chúng ta mang trí tuệ của mình nhúng vào giải pháp gì đó cải thiện hay thay đổi đời sống con người (innovation) thì khi đó, chúng ta mới thực sự là sống hữu ích cho xã hội.

Bệnh viện VN thiếu gì?, không thiếu gì cả. Dữ liệu có, người giỏi toán có. Chỉ có dữ liệu lâm sàng của người Việt thì mô hình tiên lượng mới cải thiện được độ tin cậy. Chỉ có thuật toán của người Việt thì giá trị gia tăng mới ở lại đất Việt. Thuật toán là thứ tài sản thứ hai bên cạnh dữ liệu của một bệnh viện. Thứ gì cũng đi mua hết thì làm cho chúng ăn thôi. Xin lưu ý rằng, trong ngành y, giá trị gia tăng của đất nước Việt này chỉ còn khoảng 15-20% thôi. Thấy bệnh viện lớn hoạt động ì đùng như vậy, thu có thể lên đến 5-7 ngàn tỷ. Nhưng chi cho nước ngoài hơn 80% nguồn thu đó rồi! nhân viên y tế còn lại gì đây!

30 năm trước, tôi vốn có một ước mơ trở thành nhà khoa học khoa bảng hàn lâm, gắn trên vai đầy đủ huân tước và danh vị. Nhưng một lần tình cờ tôi gặp một giám đốc marketing người Pháp, ông ấy đã thay đổi cuộc đời tôi bởi một câu nói khá đơn giản, đại ý: công nghệ ra đời là để giải quyết nỗi đau của con người trong cuộc sống này, không phải làm ra đó coi chơi. Không có người làm marketing giỏi, không có những doanh nhân kiệt xuất dẫn dắt phát triển công nghệ, khoa học chỉ là để coi chơi, không thể đến với đời sống con người.

Thế là tôi đóng lại tất cả để trở thành một người đưa công nghệ vào cuộc sống, đó là người làm kinh doanh. Và phải là người có đầu óc kinh doanh giỏi, kinh doanh dựa trên tri thức.

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: 1+1=?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *